Mẹo hay giúp phát huy tiềm năng ở trẻ 0-4 tuổi

6:51 AM - 06/06/2018

Trong những năm đầu đời, tiềm năng của trẻ thường tự bộc lộ với một tốc độ rất nhanh. Trẻ sẽ phát triển hết tiềm năng của chúng khi được cung cấp những trải nghiệm mới có khả năng kích thích, để chúng có thể sử dụng tính sáng tạo và được tự do lựa chọn. Để phát huy tiềm năng, trẻ cần một môi trường an toàn và những cơ hội thích hợp để có thể phát huy hết tiềm năng bẩm sinh của chúng. Vì vậy, để giúp trẻ phát huy những khả năng tiềm ẩn, các bậc làm cha, làm mẹ cần nhận biết những dấu hiệu để tác động một cách kịp thời. Sau đây là những chiến lược quan trọng giúp chúng ta nhận biết những dấu hiệu để phát huy tiềm năng của trẻ:

Chiến lược 1: Hỗ trợ tính tò mò tự nhiên của con

Trẻ có xu hướng chủ động trong việc khám phá thế giới xung quanh và sự khát khao kiến thức này cần được thỏa mãn để phát triển một các tối ưu. Chúng ta cần cố gắng đáp ứng một cách nhanh nhất những yêu cầu hợp lý của trẻ trong điều kiện có thể. Trẻ thường đặt ra nhiều câu hỏi bởi chúng đang muốn tìm hiểu về mọi thứ diễn ra xung quanh mình, chứ không phải là những câu hỏi bâng quê không mục đích. Vì vậy, việc trả lời tất cả mọi câu hỏi của trẻ, ngay cả những câu hỏi khó là việc cần thiết đối với trẻ ở giai đoạn phát triển quan trọng này.

Chiến lược 2: Làm theo chỉ dẫn của con:

Có những lúc bé con của chúng ta đưa ra những lời đề nghị không phù hợp với quan điểm của chúng ta, nhưng nếu chúng ta làm theo đề nghị đó, chúng ta sẽ ngạc nhiên với kết quả thu được. Đây được cho là chìa khóa để mở ra những cách giải quyết thích hợp đối với những thử thách mà trẻ gặp phải trong cuộc sống.

Chiến lược 3: Khích lệ con thể hiện

Tham gia trò chơi đố từ cùng với con bất cứ lúc nào, chẳng hạn, khi đi chơi hoặc đi mua sắm bạn cũng có thể áp dụng trò chơi này.

Chiến lược 4: Đứng đằng sau và quan sát hành vi của con

Đôi khi chúng ta cố gắng quá nhiều để giúp đỡ trẻ làm theo một khuôn mẫu nào đó. Nhưng nó thường không có tác dụng, trong trường hợp này, tốt nhất nên đứng đằng sau và quan sát cách trẻ làm việc, vì đây chính là cơ hội để trẻ bộc lộ khả năng đặc biệt nếu có.

Chiến lược 5: Tham gia các hoạt động cùng với con

Bất cứ khi nào trẻ rủ cha mẹ cùng chơi với chúng, cũng chính là lúc chúng đang say mê và đã sẵn sàng học những điều mới lạ. Hãy tận dụng cơ hội này, bởi mỗi lần bố mẹ đồng ý tham gia cùng với con là một lần chúng ta giúp trẻ phấn đấu để đạt được một kỹ năng mới.

Chiến lược 6: Cho trẻ tham gia

Khích lệ con của bạn tham gia vào những quyết định chung của gia đình. Lắng ngeh những đề nghị của chúng và áp dụng trong điều kiện có thể, chẳng hạn như có thể để cho trẻ bổ sung thêm một số thứ vào danh sách mua hàng trước khi đi siêu thị. Điều này sẽ giúp trẻ nhận thấy rằng quan điểm của chúng được trân trọng.

(Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ được thể hiện bản thân – Ảnh: Internet)

Chiến lược 7: Tạo ra nhiều cơ hội

Trẻ càng có nhiều cơ hội để tham gia vào nhiều hoạt động chừng nào thì càng có nhiều kỹ năng phát triển chừng ấy. Qua đó, trẻ sớm khám phá được những điểm mạnh của bản thân và đây cũng chính là tiền đề dẫn đến thành công sau này.

Chiến lược 8: Kiểm soát những vấn đề của gia đình

Những vấn đề trong gia đình có thể ức chế trẻ trong việc phát triển hết tiềm năng của chúng. Vậy nên chúng ta cần giúp trẻ kiểm soát những vấn đề này theo cách nào đó để ít gây tác động nhất đối với trẻ.

Chiến lược 9: Sự đa dạng trong quá trình phát triển

Cha mẹ có thể dùng nhiều loại sách, ô chữ và trờ chơi thích hợp để chơi cùng con nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của ngôn ngữ, trí tưởng tượng và tư duy logic của con.

Chiến lược cuối cùng: Nêu gương tốt

Mỗi chúng ta những bậc làm cha, làm mẹ hãy luôn tìm cách phát huy hết tiềm năng của mình sẽ là tấm gương tốt cho con cái noi theo.

Thùy Linh

comment-icon Bình luận

Bình luận bị đóng.

Tin Liên Quan