Ngôn ngữ phù thuỷ, đan rổ dưới nước và nhiều môn học kỳ lạ đang được các nước giảng dạy

3:45 AM - 26/01/2019

Không chỉ dạy các môn học cơ bản như Toán, Văn, Ngoại ngữ, Sử, Địa,… những ngôi trường này còn đưa vào thời khoá biểu các môn học cực kỳ lạ lùng mà ít ai hiểu được vì sao nó tồn tại.

Từ lớp 1 đến lớp 12, chúng ta được học các môn cơ bản như Toán, Lý, Hoá, Ngoại ngữ, Sử, Địa,… hay lên Đại học sẽ có các môn “cao cấp” hơn như Triết, Logic, Kinh tế,… Kiến thức trên đời này là một kho tàng khổng lồ nên các môn học nói trên sẽ giúp các bạn học sinh, sinh viên có được hiểu biết nền móng và phương pháp để nghiên cứu các vấn đề khác.

Chính bởi sự phong phú này mà nhiều trường học trên thế giới đã bổ sung vào thời khoá biểu những môn học khá kỳ lạ. Thậm chí, khi nghe tên của nó thì ít người tin được rằng môn học này tồn tại và có thể hiện diện trong hệ thống giáo dục đầy nghiêm túc như trường học.

Ngôn ngữ của phù thuỷ

Tại trường Đại học Wisconsin có một khoá học nghiên cứu về các ngôn ngữ của phù thuỷ do thầy David Salo – nhà ngôn ngữ học người Mỹ, cố vấn ngôn ngữ ưu tú cho bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, “Hobbit” – trực tiếp giảng dạy.

Cảm quan

Tại trường Montessori, cảm quan hay còn gọi là môn học khám phá cảm giác được xem là chương trình giảng dạy chính yếu. Mục tiêu của môn học là giúp trẻ nhỏ tập trung vào việc sàng lọc mọi giác quan, từ thị giác đến nhận thức lập thể. Kết thúc khoá học này, các bạn nhỏ sẽ nhận thức được con người có vai trò là một nhà thám hiểm giác quan của chính mình.

Đan rổ dưới nước

Ngoài khoá học phù thuỷ, một môn học lạ lùng khác mà học sinh Mỹ được trải nghiệm mang tên “đan rổ dưới nước”. Môn học lạ lùng này được thực hành theo đúng nghĩa đen, học sinh sẽ mặc đồ bơi lặn xuống nước và đan rổ. Sau này, “đan rổ dưới nước” trở thành câu thành ngữ khi nói về các khoá học giáo dục tồn tại.

Tiếng Phạn cổ điển

Hiện nay chỉ có khoảng 5% dân số nói tiếng Hindi – ngôn ngữ hiện đại bắt nguồn từ tiếng Phạn cổ điển. Thực tế thì tiếng Phạn cổ vẫn được sử dụng như ngôn ngữ chính của Ấn Độ giáo dưới hình thức thánh ca và tụng kinh. Tuy nhiên, vì ít được sử dụng nên tiếng Phạn cổ ít khi được giảng dạy tại trường St James thì người ta tỏ ra khá ngạc nhiên. Theo trường, ngôn ngữ này cung cấp âm thanh nhẹ nhàng, cấu trúc ‘của ngữ pháp được nhiều người coi là vĩ đại nhất từng được biết đến.

Nguồn: Thiếu niên Tiền phong

 

 

 

 

 

 

 

 

comment-icon Bình luận

Bình luận bị đóng.

Tin Liên Quan