Những văn hóa nhập gia tùy tục mà du học sinh phải biết

2:31 AM - 06/06/2018

Đi du học không chỉ học kiến thức mà bạn còn phải học luôn cả nền văn hóa của người bản địa.

1. Xì hơi sau khi ăn ở Canada

Người Canada có một thói quen rất kì lạ đó là người ta khuyến khích… xì hơi sau khi ăn bởi người dân ở đây quan niệm rằng, như vậy mới là lịch sự, như vậy để bày tỏ sự cảm ơn và hài lòng về bữa ăn.

2. Đi muộn thoải mái ở Tây Ban Nha

Người Tây Ban Nha vốn nổi tiếng thân thiện, gẫn gũi, bình thường khi bạn hẹn hò với ai đó, nếu họ trễ 15, 20 phút thì sẽ vô cùng khó chịu và người đến muộn sẽ phải xin lỗi và giải thích. Nhưng ở Tây Ban Nha thì không, cho dù bạn có đến muộn 55′ đi nữa cũng không sao cả. Bởi vì họ cho rằng thời gian hẹn chỉ là dự kiến, việc chậm trễ không bị coi là không lịch sự, mà chỉ đơn giản nghĩ thoáng là do sự khó khăn của cuộc sống. Chỉ cần bạn thành tâm, có lí do rõ ràng và xin lỗi người đang hẹn là được.

3. Đừng “cam-pu-chia” tiền ăn ở Pháp

Nếu sau một bữa ăn thân mật và bạn có ý hào phóng thì hãy đề nghị trả hết chi phí của bữa ăn, người Pháp không thích sự rắc rối và càng không thích làm phép tính toán phân chia sau mỗi bữa ăn. Quy tắc là hãy trả hết cả bữa ăn hay để một người khác làm điều đó.

4. Cúi gập người chào nhau ở Nhật Bản

Người Nhật chào nhau, thường kèm theo cữ chỉ cúi đầu gọi là Ojigi. Cũng giống như người phương Tây bắt tay chào nhau, người Nhật cúi người kính cẩn. Nét văn hóa này bắt nguồn từ Trung Quốc. Những người Trung Hoa xưa cho rằng việc vươn cổ ra phía đối phương thể hiện việc mình không phải là kẻ thù. Đây có lẽ cũng chính là lý thuyết có lý nhất dẫn đến việc người Nhật bắt đầu nghi thức cúi chào nhau.
Một số kiểu chào phổ biến như: Gật đầu 5-10 độ: Kiểu chào này được sử dụng khi gặp bạn bè hoặc người thân thích, hoặc đối với người có địa vị xã hội thấp hơn, như lãnh đạo chào nhân viên, giáo viên chào học sinh. Kiểu gật đầu nhẹ này cũng được sử dụng trong trường hợp xin sự lượng thứ của người khác, như khi đang đi trên đường mà lỡ va phải ai đó hay vào phòng quên gõ cửa.

Kiểu Eshaku: Eshaku là cúi người 15 – 20 độ, sử dụng trong xã giao hàng ngày, đối với những người ngang mình, người có quen biết nhưng không thân mật, hoặc chào hỏi trước các cuộc thi đấu thể thao.

5. Ăn bằng tay ở Ấn Độ

Điều lạ nhất của ẩm thực Ấn Độ chính là thói quen ăn bằng tay. Ở quốc gia này họ không ăn bằng nĩa, thìa hay đũa mà thay vào đó họ ăn bằng tay đối với hầu hết các món ăn, kể cả các món có nước như cà ri.

Khi ăn, tay trái của họ sẽ cầm đĩa và tay phải sẽ bốc thức ăn. Đây là điều thực sự quan trọng, phải ăn bốc bằng tay phải, tuyệt đối không ăn bằng tay trái. Theo quan niệm của họ, tay trái đại diện cho “cái ác” gồm những yếu tố tiêu cực, xấu xa và nhơ bẩn, còn tay phải đại diện cho “cái thiện” với tính chất đúng đắn, công lý và thanh khiết.

6. Đừng bao giờ ăn trước người cao tuổi ở Hàn Quốc

Phong tục ăn uống trên bàn ăn của người Hàn quy định rất rõ. Khi có người cao tuổi dùng bữa cùng, những người còn lại sẽ chờ bậc cao niên ăn trước để tỏ lòng thành kính. Nếu được người lớn tuổi mời đồ uống, hãy cung kính đưa 2 tay lên rồi hơi cúi đầu xuống để đón nhận.

7. New Zealand – Xã hội đa văn hóa

Sẽ là khá ngạc nhiên khi một đất nước ở góc của thế giới như New Zealand lại là một đất nước đa văn hóa, nhưng điều đó thực sự đã xảy ra. Bạn sẽ không cảm nhận được điều này rõ rệt cho đến khi bạn thực sự đặt chân đến New Zealand. Gần như mọi người trên khắp thế giới tập trung ở đây! Đa số dân cư của quốc đảo này là dân nhập cư từ các nước châu Âu.

Bên cạnh đó, người Maori bản địa cũng đóng một vai trò lớn trong xã hội và chính họ đã đóng góp khá nhiều phong tục vào xã hội New Zealand hiện đại. Nhiều người châu Á và châu Phi cũng đã di cư đến đất nước này trong những năm qua và góp phần vào sự đa dạng của nền văn hóa của đất nước này. Điều đặc biệt là tại New Zealand, bạn sẽ không hề bắt gặp sự xung đột văn hóa nào, sự đan xen giữa các nền văn hóa tạo nên một bức tranh đa sắc màu độc đáo cho New Zealand.

8. Đức: Đặc sắc Carnival – Lễ hội hóa trang

Lễ hội Carnival Köln bắt đầu chính xác vào lúc 11 giờ 11 phút, ngày 11 tháng 11, nhưng nó chỉ lên đến đỉnh điểm vào Tolle Tage, tức là Ngày Điên, ngay trước Mùa Chay. Ngày thứ năm trước Mùa Chay cũng được gọi là ngày Phụ nữ. Đây là ngày phụ nữ có thể cắt đứt mọi ràng buộc với bất kỳ người đàn ông nào có liên hệ với họ.

Dân chúng cử hành lễ hội bằng cách đeo những chiếc mặt nạ kinh dị để đóng giả phù thủy, hồn ma, hay quỷ sứ. Họ cũng tham gia vào các vũ hội hóa trang hay đua tài về trang phục. Một lễ hội Carnival nổi tiếng được tổ chức ở Köln, trong đó 105 câu lạc bộ địa phương tham gia bầu ra 3 người để hóa trang làm Hoàng Tử, người Nông Dân và nàng Trinh Nữ trong lễ hội. Những nhân vật này, thường là những doanh nhân ở độ tuổi trung niên, trong đám rước, họ mặc quần áo hóa trang, ngồi trên cao và ném kẹo vào đám đông.

Vào ngày chủ nhật, người ta tổ chức một đám rước không chính thức nhưng rất lớn. Còn đám rước chính thức thì vào ngày thứ 2, gọi là Rosenmontag. Nó còn có cả một bài diễn văn của một anh hề với những nhận xét khôi hài liên quan tới tình hình chính trị của địa phương và của đất nước. Đám đông hát những bài ca địa phương khi đám rước đi ngang qua các đường phố.

Nguồn: Thiếu niên tiền phong

comment-icon Bình luận

Bình luận bị đóng.

Tin Liên Quan