Khi con 16

7:05 AM - 06/06/2018

Khi các con bước vào tuổi 16, 17, cái tuổi của một ngưỡng khác, trưởng thành hơn, nhận thức được nhiều hơn ở mọi phương diện xã hội, cũng là lúc các bậc cha mẹ phải chú ý hơn đến sự chuyển đổi tâm sinh lý của con.Với con trai

Với con trai thì có cách tiếp cận khác, kề cận cùng con nhưng phải biết được thiên hướng của con đang ở chỗ nào. Ví dụ: Có bạn trai chỉ thích thể thao, có bạn chỉ say mê tiếng Anh, có bạn mê cả học các môn và mê cả chơi điện tử,… Thời đại của công nghệ kỹ trị nên các trò chơi điện tử rất hấp dẫn, và các chàng trai 16,17 không cần ai dẫn dụ thì cũng tự tìm đến những trò tiêu khiển ngay trong chính nhà mình từ cái điện thoại thông minh. Chỉ cách nay trên dưới 20 năm, các chàng trai mới lớn này chỉ thíc ra đầu phố, đầu làng xà vào quán Net, nhưng bây giờ thì ngay trong ngôi nhà đầy đủ tiện nghi của các gia đình đã thừa mứa các trò chơi hấp dẫn, khiến các con nhanh chóng sa vào các trò chơi đó.

Để cùng con khám phá những thú tiêu khiển đó, hoặc nói cách khác là kiểm soát các hành vi của con một cách tốt nhất thì nhất định bố mẹ phải luôn đồng hành, làm bạn với con. Gần đây trên truyền hình đã đưa chương trình ông bố nghệ sĩ Quốc Tuấn cùng con trai chữa bệnh hiếm và đã cùng con vượt qua muôn vàn khó khăn để con vượt qua được bệnh tật và theo đuổi đam mê với âm nhạc có thể nói là một kỳ tích của vợ chồng nghệ sĩ Quốc Tuấn. Lấy ví dụ đó để thấy rằng, vai trò đồng hành cùng con của các bậc cha mẹ luôn là số một để con mình vượt qua cái ngưỡng cửa của mỗi độ tuổi trưởng thành và phát triển khác nhau. Không bài học nào áp dụng chính xác cho bài học nào, nhưng việc bố mẹ luôn thấu hiểu được các cậu trai tuổi 16,17 là không hề dễ tí nào.

Tôi có cô bạn là mẹ một cậu trai 16 tuổi. Cậu ấy đã bỏ nhà đi hoang ngay tắp lự với một tin nhắn “mẹ đừng tìm con” vì mẹ mắng cậu ấy với một câu mắng rất đỗi …khó nghe cho cả người lớn chứ đừng nói là trẻ con mới lớn, sau này cô bạn tôi đã ân hận mãi và luôn tự dằn lòng mắng con sẽ kiềm chế, chứ không vung mạng như thế nữa. Câu cô ấy mắng con là: “Mày học hành thế à? Tao biết thế tao không đẻ ra mày nữa”. Sau thì cô bạn kể lại, con trai đã trả lời rằng, sao mẹ lại gọi con là mày, sao mẹ lại không muốn sinh con ra, thì con còn có ý nghĩa gì với bố mẹ nữa, con đi ra khỏi nhà cho khuất mắt mẹ. Bài học rút ra là các bậc cha mẹ có dạy con cũng nên biết và chọn cách nói, mắng con thế nào cho phù hợp ở cái tuổi mới lớn ấy. Cái tuổi rất dễ tổn thương, rất dễ đổ vỡ thần tượng, mà thần tượng là chính bố mẹ mình, nhưng các bậc phụ huynh lại không nghĩ mình là thần tượng của con nên đã như một người lỡ tay đánh vỡ cái bình quý và vì thế, sẽ đẩy xa quan hệ cha con, mẹ con mà mình vẫn nghĩ mình đang ráo riết quản lý được con trong vòng tay mình vì mình là bậc sinh thành.

(Ảnh: Internet)

Với con gái

Tuổi 16,17 với con gái lại càng cần cha mẹ ở cùng con nhiều hơn, nhưng đừng quá bảo vệ con mà để rồi con sẽ bị “ngố” trước tất cả các hiện tượng xã hội dù lành hay dữ. Tôi có một người bạn có duy nhất một cô con gái, cô ấy nâng niu bạn gái ấy như nâng niu một vật báu. Suốt 12 năm học và thậm chí cả khi em ấy đã vào đại học thì cả hai vợ chồng bạn ý thay nhau đưa đón con đến trường. Có thể nói cháu gái kia gần như chỉ chạm chân là vào cánh cửa nhà bình yên, chậm chân là vào lớp học đã có cô giáo nhận. Và kết quả là con gái tôi là bạn của cháu gái kia đã kể, bạn Vân Anh không biết qua đường mẹ ạ. Tôi sững sờ, ôi, sao lại thế hả con. Con gái tôi bảo “Vâng”, vì bạn ấy chả bao giờ đi bằng chân của mình. Tôi ngạc nhiên và khi tìm hiểu ra thì biết rằng bạn Vân Anh đã luôn đi bằng “đôi chân, đôi tay” của cha mẹ. Kết quả là con gái tôi đã đứng vững ở mọi nơi, đã đi du học với một balo cả về kiến thức học đường và kỹ năng sống. Còn bạn Vân Anh dù đã tốt nghiệp đại học loại giỏi, nhưng vì kỹ năng của bạn ấy lại bị hoặc được bao bọc quá nhiều từ cha mẹ và bạn ấy được cha mẹ mở cho một trung tâm ngoại ngữ ở nhà để bạn ấy đỡ phải đối mặt với cơm áo, gạo tiền từ ngoài xã hội,…Từ câu chuyện thực tế đó, rút ra một bài học cho các bậc cha mẹ là yêu con đến thái quá thì cũng không phải là phương pháp tốt nhất cho con. Hãy biết nâng đỡ tâm hồn con, Khích lệ niềm đam mê của con và hãy để con từ tập bay thấp rồi đến bay cao để con có cơ hội hòa nhập cộng đồng, con có cuộc sống của con và cha mẹ sẽ luôn đồng hành cùng con và cho con điểm tựa thôi, chứ không làm thay con tất cả mọi việc suốt cuộc đời con được. Và như các cụ ta xưa nói, “yêu nhau như thế bằng mười hại con”.

V.T.N

comment-icon Bình luận

Bình luận bị đóng.

Tin Liên Quan